Thứ Sáu, 8 tháng 12, 2017

Cách lắp đặt máy thổi khí

HƯỚNG DẪN LẮP ĐẶT BẢO TRÌ MÁY THỔI KHÍ 
   Máy thổi khí là một trong những thiết bị quan trọng và không thể thiếu trong bất kỳ công trình xử lý nước thải nào, nhiệm vụ chính của máy thổi khí là cung cấp oxy cho sinh sinh vật sống và phát triển trong hệ thống xử lý nước thải. Do đó máy thổi khí cần phải được lắp đặt sử dụng đúng cách và bảo trì bảo dưỡng thường xuyên. Bài viết sau đây sẽ hướng dẫn người đọc các thao tác cơ bản trong lắp đặt và sử dụng máy thổi khí đúng cách.

Cách lắp đặt máy thổi khí

1. Lắp đặt máy thổi khí

- Lắp đặt máy thổi khí trong nhà điều hành của hệ thống xử lý nước thải hoặc những nơi khô ráo, thoáng mát tránh nắng mưa.
- Nhiệt độ làm việc và nhiệt độ bên ngoài máy thổi khí không được vượt 40-50 độ
- Máy phải được lắp trên 1 mặt phẳng và có đế giảm chấn, đồng thời lắp máy phải có đầy đủ các phụ kiện đi kèm sau để đảm bảo máy luôn hoạt động tốt, an toàn: Phải có giảm chấn, khớp nối mềm cách ly rung động, đồng hồ đo áp lực, van một chiều, giảm thanh đầu vào đầu ra, van điều tiết lượng khí cấp, táp lô bao vệ dây curoa.
- Máy thổi khí phải lắp đặt chắc chắn, và nên có 02 máy phòng trong trường hợp khẩn cấp, đảm bảo khả năng.
- Ngoài ra trước khi lắp đặt cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất.

2. Lắp đặt và kết nối tủ điện
- Lắp đặt hệ thống dây điện của động cơ  máy thổi khí theo yêu cầu tại nơi đặt máy và yêu cầu về mã  đấu điện tại địa điểm đó
- Động cơ cần phải có thiết bị mạch bảo vệ quá tải, CP chống quá tải
- Trước khi khởi động máy, dùng tay quay động cơ để xác định được đúng chiều quay theo quy định của nhà sản xuất.

3. Kiểm tra thiết bị điện và khởi động
-  Kỹ thuật lắp đặt nên tra thật kỹ máy trước khi khởi động, đảm bảo chắc chắn rằng máy không bị kẹt, bị nghiêng, không bị tiếp xúc ở bên trong máy.
- Kiểm tra máy thổi khí và đường ống cấp khí đến các bể của hệ thống xử lý nước thải. Làm sạch các chất, vật liệu bám bên ngoài nếu cần thiết bằng dung dịch chống gỉ sét
- Tất các vị trí đầu nối cơ khí phải được xiết chặt đảm bảo an toàn.
- Tất cả các van phải được mở hoàn toàn chống quá tải
- Mạch đấu nối điện phải được đấu nối đúng và an toàn, sử dụng dây điện đúng tải và nối đất
- Dây curoa phải được căn chỉnh thật thẳng, đủ độ căng để tránh dây bị lệch khi máy chạy
- Sau một thời gian chạy thử (khoảng 7 – 10 ngày hoặc có thể sớm hơn) cần kiểm tra độ dãn của dây curoa và điều chỉnh lại cho phù hợp
- Đảm bảo chắc chắn hướng quay luôn chính xác
- Van an toàn nên được thử nghiệm ở lần khởi động máy đầu tiên nhằm đảm bảo van có thể điều chỉnh để giảm áp lực làm việc của máy khi có sự cố.
- Kiểm tra tình trạng bôi trơn của máy. Đảm bảo mức dầu trong khoang dầu luôn đủ (tức là dầu được đổ vào khoang dầu tại mức đường tâm chỉ dẫn ở mắt quan sát). Có thể dùng dầu thay thế là dầu nhớt Shell OMALA 150 – 200 hoặc tương đương.

4. Bảo dưỡng máy thổi khí
- Hạng mục cần kiểm tra hằng ngày
o Van an toàn, van điều chỉnh, hệ thống điện
o Tình trạng động cơ, độ rung ,…
- Hạng mục kiểm tra định kỳ 3 tháng
o Tình trạng hoạt động của dây curoa
o Van an toàn
o Thay nhớt định kỳ
o Độ dãn của dây curoa, tình trạng
o Bánh răng và poly truyền động
- Hạng mục kiểm tra hằng năm
o Kiểm tra tổng quát và thay thế các bộ phận mòn nếu cần thiết
o Thay dầu

Liên hệ Hotline: 0983 265 215

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét